Sốt xuất huyết ủ bệnh trong bao lâu?

Sốt xuất huyết được gây ra do virus Dengue. Vì thời gian ủ bệnh kéo dài, nhiều người không biết mắc bệnh vẫn sinh và đi lại bình thường. Điều này làm lây truyền virus Dengue từ khu vực này sang khu vực khác, bùng phát dịch diện rộng. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết khá ngắn và nguy hiểm. Do đó, bạn cần nắm được sốt xuất huyết ủ bệnh trong bao lâu để có cách điều trị kịp thời, tránh lây lan cộng đồng.

Sốt xuất huyết ủ bệnh trong bao lâu?

Người bị sốt xuất huyết phải trải qua 3 giai đoạn: ủ bệnh, sốt xuất huyết và phụ hồi.

Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là thời điểm mà cơ thể bắt đầu tạo ra sức đề kháng để đối phó với virus xâm nhập. Khi khả năng chống lại không còn, bệnh sẽ bộc phát các triệu chứng trên cơ thể.

Thiet ke chua co ten 8 1

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết kéo dài từ 4 – 7 ngày, có thể còn lâu hơn là 14 ngày. Do đó, nếu bị lây từ người xung quanh, người lây bệnh thường đã bình phục hoặc gần bình phục. Trong khi đó, người bị lây bệnh sẽ bắt đầu phát triển các triệu chứng sốt. Điều này dẫn đến những hiểu lầm thông thường rằng bệnh dễ lây lan trong giai đoạn sau bệnh. Trên thực tế, người bị lây bệnh đã nhiễm virus từ trước và đang trong giai đoạn ủ bệnh nên chưa thể phát hiện ra.

Giai đoạn bệnh sốt xuất huyết bùng phát trong cơ thể

Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể bắt đầu thấy mệt mỏi, đau nhức như các triệu chứng cảm cúm. Người bệnh bắt đầu sốt cao, nhiệt độ có thể tăng đột ngột tới 39 – 40 độ C và duy trì trong vài ngày liên tục. Đồng thời, người bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng xuất huyết bên dưới da. Các triệu chứng khác kèm theo gồm: cảm giác buồn nôn, nôn, đau họng, đau mắt, sổ mũi, tiêu chảy… Những dấu hiệu này rất giống với cảm sốt thông thường, dẫn đến nhiều người chủ quan nghĩ rằng uống thuốc và nghỉ ngơi là khỏi. Tuy nhiên, thực tế có thể thấy tình trạng bệnh chỉ ngày càng trở nặng hơn.

Thiet ke chua co ten 9 2

Người bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng xuất huyết bên dưới da

Sốt cao kèm tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước trong cơ thể. Do đó, việc tự ý truyền dịch mà không được sự đồng ý của bác sĩ là không nên. Nếu tự điều trị tại nhà, bệnh nhân chỉ nên uống nhiều nước và dùng oresol để bổ sung chất điện giải.

Tuy nhiên, sốt cao vẫn chưa phải là giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết. Giai đoạn nguy hiểm nhất chính là sau khi người bệnh đã hết sốt. Thời gian này, thể trạng còn yếu, miễn dịch cũng suy yếu do vi rút tấn công, đồng thời bạch cầu và tiểu cầu cũng giảm. Nếu không chăm sóc và theo dõi sát sao dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi người bệnh có những dấu hiệu như chảy máu cam, chảy máu chân răng, người lạnh toát… cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Giai đoạn người bệnh hồi phục

Người bệnh cần duy trì chế độ nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều hoa quả, uống đủ nước để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Không nên coi thường bệnh sốt xuất huyết và tự tin rằng đã bị qua một lần thì không còn tái phát, vì virus Dengue gồm 4 thể: D1, D2, D3, D4 đều có khả năng gây bệnh. Mỗi lần bị nhiễm bệnh là do một loại virus gây nên. Chính vì vậy, một người có thể mắc sốt xuất huyết đến 4 lần.

Thiet ke chua co ten 10 2

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị đối với sốt xuất huyết. Việc duy trì vệ sinh môi trường và không gian sống sạch sẽ là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa muỗi và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.

Các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Người bị mắc bệnh có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng và tăng nguy cơ tử vong, gồm:

– Thoát huyết tương nặng: Gây giảm khối lượng tuần hoàn, dẫn đến tình trạng sốc.

– Xuất huyết nặng: Xuất hiện các trường hộ xuất huyết lớn trong các cơ quan và mô trong cơ thể.

– Chảy máu cam nặng, rong kinh, xuất huyết đường tiêu hoá và nội tạng, xuất huyết trong cơ và mô mềm: Tình trạng xuất huyết nghiêm trọng trong các cơ quan và hệ thống khác nhau trong các mạch máu.

– Xuất huyết nặng làm đông máu rải rác trong các mạch máu.

– Người bệnh sử dụng corticoid, aspirin, ibuprofen hoặc có tiền sử viêm gan mãn tính, loét dạ dày, tá tràng cũng có nguy cơ bị xuất huyết nặng.

– Suy tạng nặng: Gồm suy gan cấp và suy thận cấp (tiết niệu, vô niệu, ure và creatinin tăng cao).

– Rối loạn tri giác hoặc sốt xuất huyết thể não: Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tri giác.

– Viêm cơ tim và suy tim: Gây tổn thương và suy yếu chức năng cơ tim.

Trên đây Hoàng Hà đã chia sẻ tới bạn thông tin sốt xuất huyết ủ bệnh trong bao lâu. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Đọc thêm:

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ ba mẹ cần phát hiện sớm

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo