Bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra cả năm, nhưng thường bùng mạnh vào mùa mưa. Thời gian bùng bệnh thường từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Đây là khoảng thời gian thuận lợi để muỗi vằn sinh sản, làm tăng nguy cơ bùng sốt xuất huyết.

Để bảo vệ sức khoẻ của bạn và gia đình bị bệnh sốt xuất huyết, cần hiểu rõ về bệnh này. Từ đó, bạn sẽ có những biện pháp phòng tránh kịp thời và hiệu quản.

Sốt xuất huyết là bệnh như thế nào?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh này lây lan qua muỗi vằn, khi muỗi truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. Virus Dengue được phân thành 4 loại huyết thanh, gọi là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.

Đây là tình trạng bệnh có khả năng xảy ra quanh năm, nhưng thường gia tăng trong mùa mưa. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Trạng thái nhẹ của bệnh thường bao gồm: sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể trở nên nặng nề. Từ đó, nó gây ra các triệu chứng như: chảy máu nghiêm trọng, giảm huyết áp đột ngột, thậm trí có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Sốt huyết xuất do virus Dengue gây ra và muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh. Chúng đưa virus gây bệnh vào máu của chúng bằng cách đốt (chích). Người bệnh bị nhiễm một trong các chủng virus nào sẽ tạo miễn dịch với chủng đó suốt đời. Tuy nhiên, khả năng người bệnh mắc phải các chủng virus khác cũng có. Vì vậy, những người sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần trong đời do sự tồn tại của nhiều chủng virus.

Muỗi Aedes aegypti hoạt động chủ yếu vào ban ngày, nhất là muỗi cái mới có khả năng đốt người và truyền bệnh. Virus Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi Aedes khoảng 8 – 11 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu muỗi Aedes chích người, virus sẽ được lây truyền và gây bệnh.

Do virus Dengue và muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh
Do virus Dengue và muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh

Triệu chứng sốt xuất huyết

Người bệnh sẽ xuất hiện rất nhiều các triệu chứng lâm sàng khác nhau và diễn biến từ nhẹ đến nặng. Phụ thuộc vào các mức độ nhẹ và nặng, người bị sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng dưới đây:

Sốt xuất huyết thể nhẹ

Người lần đầu bị sốt xuất huyết thường có triệu chứng điển hình vì chưa có miễn dịch với virus. Đây là dạng bệnh có nhiều biểu hiện rõ ràng và không gây biến chứng. Bệnh thường sẽ khởi phát với những triệu chứng sốt và kéo dài từ 4 – 7 ngày từ khi bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, còn có một số các triệu chứng khác, như:

– Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C.

– Nhức đầu nghiêm trọng.

– Đau phía mắt sau.

– Buồn non và ói mửa.

– Phát ban.

Các nốt ban sốt xuất huyết trên cơ thể thường xuất hiện vào khoảng 3 – 4 ngày sau khi sốt bắt đầu và giảm dần sau 1 -2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi ban một lần nữa vào những ngày tiếp theo.

Sốt xuất huyết thể nặng

Ở mức độ này, dấu hiệu sốt xuất huyết gồm tất cả các triệu chứng của sốt xuất huyết nhẹ. Đồng thời, nó cũng có các tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết, dẫn đến chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da và gây bầm tím. Cấp độ bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đòi hỏi điều trị khẩn cấp và thậm chí có thể gây tử vong.

Hội chứng sốc Dengue (hội chứng sốc sốt xuất huyết)

Đây là tình trạng nặng nhất của sốt xuất huyết. Các triệu chứng của bệnh ở mức độ này là toàn bộ triệu chứng của thể nhẹ cộng với chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu và sốc. Bệnh thường phát triển nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày sau khi nhiễm trùng. Đặc biệt, tình trạng này dễ xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hội chứng sốc sốt xuất huyết rất nguy hiểm, nó có thể gây tử vong.

Khả năng lây lan của bệnh như thế nào?

Hiện nay, vẫn có rất nhiều lầm tưởng và quan điểm không đúng về bệnh sốt xuất huyết. Trong đó gồm cả vấn đề về đường lây truyền bệnh và khả năng lây khi tiếp xúc với người bị bệnh sốt xuất huyết. Bạn cần biết rằng, bệnh sốt xuất huyết không lây truyền qua tiếp xúc với người bệnh, mà lây qua:

Do bị muỗi vằn đốt

Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất cho bệnh sốt xuất huyết. Muỗi vằn Aedes Aegypti được coi là trung gian truyền bệnh này. Sau khi muỗi hút máu từ người bệnh sốt xuất huyết hoặc người nhiễm virus Dengue nhưng không có triệu chứng, virus sẽ nằm trong cơ thể của muỗi. Khi muỗi này đốt người khoẻ mạnh, nó sẽ truyền virus vào cơ thể người và gây ra bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh
Muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh

Lấy máu hoặc dùng chung một bơm kim tiêm

Đường lây truyền này ít phổ biến hơn so với lây qua đường muỗi vằn đốt. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi người lành tiếp xúc với máu của người mang nầm bệnh hoặc khi họ sử dụng chung bơm kim tiêm với người bị bệnh.

Một số đường lây truyền ít gặp

– Tại bệnh viện: Virus lây qua chế phẩm máu và tiếp xúc với tổn thương do kim tiêm, niêm mạc.

– Lây truyền dọc: Mẹ có virus Dengue trong vòng 10 ngày trước khi sinh có thể truyền virus cho con và trẻ sơ sinh có thể bị bệnh sốt xuyết huyết từ 4 – 11 ngày.

Cách chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết và các bệnh covid-19, sốt rét, sốt thương hàn… có dấu hiệu và triệu chứng tương đồng. Chính vì vậy, việc chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết chính xác càng trở nên khó khăn.

Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cùng với các bệnh lý khác. Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường có sự trùng lặp, làm cho việc xác định việc bị nhiễm virus sốt xuất huyết hay covid-19 hay các loại siêu vi khác trở nên khó hơn. Điều này làm cho việc chẩn đoán chính bệnh gặp nhiều khó khăn.

Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết thường dựa vào yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm đơn giản như số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit. Một số xét nghiệm có thể phát hiện mức độ của bệnh: điện giải đồ, khí máu, x- quang… Từ những xét nghiệm này, bác sĩ có thể phát hiện biến chứng tràn dịch phổi.

Dựa vào yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm
Dựa vào yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Hiện tại, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho sốt xuất huyết, nhưng phần lớn các trường hợp sẽ tự khỏi trong 2 tuần. Bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị các triệu chứng để giảm tác động của bệnh. Các trường hợp bệnh nhẹ thường tự khỏi sau một tuần. Những trường hợp nặng sẽ được điều trị để giảm triệu chứng và kiểm soát các biến chứng tiềm năng bằng cách hạ sổ, truyền dịch và áp dụng biện pháp chống sốc tích cực.

Theo khuyến cáo, tự ý uống thuốc giảm sốt liên tục hay dùng kháng sinh là sai lầm phổ biến. Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, không phải do vi khuẩn, nên kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh này.

Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ,vitamin C, uống nhiều nước, nghỉ ngơi. Tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ và khó tiêu hoá. Người bệnh sẽ được điều trị và theo dõi trong khoảng 12 ngày. Nếu trong 12 ngày đó không có biến chứng bất thường, người bệnh có thể quay lại cơ sở y tế để tái khám và xác nhận bệnh đã khỏi.

Bài viết trên là những thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dược phẩm Hoàng Hà chia sẻ tới bạn. Qua đây bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hiểu hơn về tình trạng bệnh và phương pháp điều trị. Hy vọng thông tin Dược phẩm Hoàng Hà cung cấp sẽ hữu ích với bạn!

Đọc thêm:

Sốt xuất huyết ủ bệnh trong bao lâu?

Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ ba mẹ cần phát hiện sớm

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo