Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tính mạng. Theo thống kê toàn cầu, cứ 53 ngày lại xuất hiện một trường hợp tai biến mạch máu não; và cứ 3,3 phút lại có một người tử vong vì mắc bệnh này. Những con số đáng báo động này khiến toàn xã hội càng thêm lo ngại về căn bệnh này.

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là bệnh gì?

Đột quỵ xảy ra khi một phần não bị tổn thương đột ngột do tắc nghẽn (nhồi máu não); hoặc vỡ mạch máu (xuất huyết não). Khi đột quỵ não xảy ra, não sẽ thiếu Oxy và các tế bào não bị tử vong chỉ trong vài phút. Khi bị đột quỵ khoảng 2 triệu tế bào não bị mất mỗi phút, khiến người bệnh già đi khoảng 3 tuần tuổi. Do đó, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Như vậy, sẽ có thể tránh được những trường hợp xấu ngoài ý muốn và ngăn bệnh tiến triển nặng. Bệnh này có hai dạng chính, gồm: nhồi máu não và xuất huyết não.

Đột quỵ xảy ra khi một phần não bị tổn thương đột ngột do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu
Đột quỵ xảy ra khi một phần não bị tổn thương đột ngột do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Có vô vàn nguyên nhân gây đột quỵ ở người bệnh. Tuy nhiên, với mỗi loại tai biếnsẽ có những nguyên nhân khác nhau:

Tai biến do thiếu máu cục bộ

Người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ thường gặp vấn đề máu đông tạo thành cục, làm cản trở máu chảy và hạn chế cung cấp oxy đến các tế bào não. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường xuất phát từ chất béo tích tụ thành mảng trong các động mạch, ngăn cản sự lưu thông của máu; và được gọi là xơ vữa động mạch. Điều này cho thấy, xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Ngoài ra, tuổi tác cũng đóng là một nguyên nhân góp phần tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Khi chúng ta già đi, động mạch có xu hướng co lại và trở nên hẹp hơn, khiến nguy cơ bị thiếu máu não gia tăng.

Đột quỵ do xuất huyết não

Tai biến mạch máu não do xuất huyết thường bắt nguồn từ áp lực máu tăng cao; từ đó dẫn đến vỡ các mạch máu trong hộp sọ và gây tràn máu vào xung quanh não. Áp lực máu cao là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này.

Dấu hiệu người mắc bệnh đột quỵ

Người bị tai biến mạch máu não sẽ có những dấu hiệu bệnh khác nhau. Nó phụ thuộc vào từng loại và vị trí tổn thương của người bệnh:

Đột quỵ não (Nhồi máu não hoặc Xuất huyết não): Thường bắt đầu đột ngột và đi kèm với các triệu chứng như: đau đầu cực kỳ nghiêm trọng, sốt, buồn nôn, rối loạn ý thức, rối loạn hô hấp, liệt nửa người và có thể gây ra vấn đề thị giác. Tai biến mạch máu não có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm: tăng glucose máu, tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch phổi, thậm chí dẫn đến ngừng tim;

Trường hợp nhồi máu não: Có thể không xuất hiện đau đầu hoặc hiếm khi thấy đau ở những ngày đầu tiên. Nếu xuất hiện đau đầu, thường bắt đầu từ ngày thứ hai trở đi. Hiện tượng buồn nôn có thể xuất hiện nhanh chóng và chấm dứt cũng nhanh. Đặc biệt, người bệnh thường không có triệu chứng sốt. Nguyên nhân gây bệnh gồm: xơ vữa động mạch, bệnh liên quan đến tim…;

Người bị tai biến mạch máu não sẽ có những dấu hiệu bệnh khác nhau
Người bị tai biến mạch máu não sẽ có những dấu hiệu bệnh khác nhau

Trường hợp xuất huyết não: Nhức đầu và rối loạn ý thức thường xuất hiện từ đầu; nó có thể trở nặng trong vài giờ. Buồn nôn sẽ xảy ra liên tục trong 12 giờ đầu và có thể kèm theo triệu chứng sốt. Nguyên nhân gây xuất huyết não có thể là tăng huyết áp, dị dạng mạch não và nhiều nguyên nhân khác;

Trường hợp u não và áp xe não: Bắt đầu các triệu chứng tăng áp lực nội sọ.

Tụ máu dưới màng cứng não: Trường hợp này rất khó phát hiện nếu người bệnh bị chấn thương nhẹ trước đó vài tuần hoặc vài tháng. Bệnh diễn ra chậm, với các triệu chứng: đau đầu vào buổi sáng, mệt mỏi, tinh thần uể oải…;

Động kinh cục bộ: Đây có thể là một triệu chứng tiền đề của tai biến mạch máu não, thường xảy ra đột ngột và lặp lại nhiều lần.

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ?

Nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao mắc tai biến mạch máu não?
Nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao mắc tai biến mạch máu não?

Những người có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não (đột quỵ) thường thuộc các nhóm sau đây:

– Thừa cân béo phì: Cân nặng quá khổ có thể làm tăng áp lực lên hệ thống mạch máu và tăng nguy cơ bị ức chế;

Nghiện thuốc lá và hút thuốc: Thuốc lá chứa các chất hóa học gây hại cho mạch máu, dễ dẫn đến hiện tượng cơ tắc và tắc nghẽn;

Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn: Uống rượu, bia quá nhiều có thể gây tăng áp lực; đồng thời, cung cấp các chất có yếu tố nguy cơ cho tai biến mạch máu não;

Lối sống ít vận động: Thiếu hoạt động thể chất có thể góp phần vào nguy cơ cao mắc bệnh;

Căng thẳng và rối loạn tâm lý: Lo âu và căng thẳng kéo dài có thể làm tăng áp lực và tăng nguy cơ đột quỵ;

Huyết áp cao: Huyết áp cao là một trong các nguy cơ chính dẫn đến tai biến mạch máu não;

Bị tiểu đường hoặc bệnh lý tim mạch: Có thể làm suy hệ thống mạch máu; và tăng khả năng bị ức chế;

Tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất béo và dầu mỡ cao: Chế độ ăn uống không cân đối có thể gây tích tụ chất béo trong mạch máu, góp phần vào nguy cơ bị tắc mạch máu;

Tuổi tác: Người lớn tuổi, nhất là sau tuổi trung niên; đây là những đối tượng có nguy cơ cao bị suy giảm hệ thống mạch máu một cách tự nhiên;

Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người từng bị bệnh, nguy cơ bản thân mắc tăng cao.

Cách điều trị bệnh tai biến mạch máu não như thế nào?

Nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ) là được điều trị sớm; và được can thiệp bởi phương pháp phù hợp, nhằm hạn chế nhất có thể nguy cơ bị tử vong. Khi phát hiện người có triệu chứng bệnh, dù nhẹ hay nặng, cần đưa đến bệnh viện ngay. Đặc biệt, cần giữ chắc người bệnh để họ không bị ngã và nên đặt người bệnh nằm nghiêng để bảo vệ đường thở, tránh những tổn thương không đáng có.

Trong quá trình đưa người bệnh đi cấp cứu, không nên cho họ ăn uống. Đặc biệt, không tự điều trị bằng các phương pháp như: châm cứu, ấn huyệt… và không nên tự ý đưa thuốc cho người bệnh, nhất là thuốc huyết áp hay các loại thuốc khác. Thay vì đó, hãy theo dõi thật kỹ các dấu hiệu của người bệnh.

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để xác định tai biến mạch máu não, cần có 3 tiêu chuẩn lâm sàng sau:

Có triệu chứng bị thần kinh khu trú;

– Các riệu chứng xảy ra đột ngột;

– Không có các chấn thương sọ não.

Nếu có đủ cả 3 tình trạng lâm sàng trên, khả năng người bệnh bị đột quỵ chiếm tới 95 – 99%. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm: chụp CT hay MRI để xác định nguyên nhân bệnh; hay bị xuất huyết trong não để có cách điều trị sớm, hạn chế tình trạng tổn thương lớn hơn.

Các di chứng bệnh tai biến mạch máu não

Các biến chứng sau đột quỵ có thể khác nhau dựa trên nhiều yếu tố, gồm: nguyên nhân tai biến, việc điều trị kịp thời và phương pháp điều trị. Đặc biệt, việc chữa trị sớm đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế các di chứng nguy hiểm.

Một số di chứng thường gặp sau tai biến mạch máu não:

– Não bị phù nề: Tình trạng não bị tích tụ dịch;

– Bị động kinh: Xuất hiện các cơn giật không kiểm soát;

– Huyết khối tính mạch sâu;

– Liệt một tay, một chân hay cả hai bên: Mất khả năng hoặc hạn chế vận động tại các vị trí này;

– Mất khả năng vận động: Hạn chế trong vận động cơ thể hoặc mất khả năng tự động;

– Rối loạn chức năng nuốt: Khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc uống nước;

– Bị xẹp phổi: Làm giảm khả năng làm việc của phổi, gây khó thở;

– Bị viêm phổi: Phổi sưng và tổn thương;

– Nhồi máu cơ tim: Gây ra vấn đề về tim mạch và có thể dẫn đến các cơn đau tim;

– Bị đau vai: Đau mỏi ở vùng vai và những phần xung quanh bả vai;

– Nhiễm trùng đường tiết niệu;

– Cơ co cứng: Các cơ bị co cứng và gây cản trở trong quá trình vận động;

– Gây tâm lý lo lắng, căng thẳng cho người bệnh;

– Bị rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ hoặc ngủ không đủ giấc và không sâu giấc;

Các biến chứng sau đột quỵ có thể khác nhau dựa trên nhiều yếu tố khác nhau
Các biến chứng sau đột quỵ có thể khác nhau dựa trên nhiều yếu tố khác nhau

Thông thường, việc phục hồi sau tai biến mạch máu mất ít nhất 30 ngày. Tuy nhiên, có trường hợp, di chứng của bệnh có thể kéo dài vĩnh viễn. Do đó, chỉ có thể tiến hành can thiệp để làm giảm các di chứng, nhưng không thể khỏi hoàn toàn.

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh tai biến mạch máu não mà Dược phẩm Hoàng Hà muốn chia sẻ tới bạn đọc. Với những chia sẻ trong bài, hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý nguy hiểm này.

Đọc thêm:

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là triệu chứng bệnh như thế nào?

5 điều thú vị của não bộ con người bạn có thể chưa biết

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo