Suy giảm chức năng gan: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán điều trị

Suy giảm chức năng gan là giai đoạn gan bị tổn thương, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây: viêm gan, xơ gan, ung thư gan… Hiểu được nguyên nhân và triệu chứng suy giảm chức năng gan là quan trọng. Từ đó, người bệnh có thể đưa ra được giải pháp hỗ trợ và phòng bệnh hiệu quả.

Suy giảm chức năng gan là bệnh gì?

Suy giảm chức năng gan là khi gan bị tổn thương, không thể hoạt động đúng và đủ chức năng của nó. Gan thực hiện hơn 500 nhiệm vụ khác như chuyển hoá thức ăn, thải độc, bài tiết và cân bằng chất giúp duy trì sự sống. Vì tiếp xúc với nhân tố có hại, gan dễ bị tổn thương. Suy giảm chức năng gan dẫn đến triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, vàng da…

Thiet ke chua co ten 24

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan là gì?

Suy giảm chức năng gan là tình trạng bệnh xuất hiện ở nhiều đối tượng, mọi độ tuổi. Nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan rất đa dạng, dưới dây là một số nguyên nhân chính, gồm:

Suy giảm chức năng gan cấp tính

Suy giảm chức năng gan cấp tính xảy ra khi gan ngừng hoạt động vài ngày hoặc vài tuần do:

– Sử dụng quá liều Acetaminophen: Liều lớn gây hỏng gan hoặc suy giảm chức năng gan.

– Virus viêm gan (A,B,E), Epstein – Barr, Cytomegalovirus và Herpes Simplex: Gây ra tổn thương gan hoặc tình trạng xơ gan.

Phản ứng với các loại thuốc kê đơn và thảo dược: Tiêu diệt các tế bài gan hoặc làm hỏng ống dẫn gan, mật.

– Tiếp xúc trực tiếp với nấm độc: Nấm Amanita Phalloides, hay còn gọi là mũ tử thần, chứa các độc tố gây tổn thương gan và suy gan trong vài ngày.

– Viêm gan tự miễn: Tương tự viêm gan virus, bệnh này tấn công và suy giảm chức năng gan cấp tính.

– Bệnh Wilson: Một bệnh di truyền làm ngăn cản chức năng đào thải đồng và gây hại cho gan.

– Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ: Chất béo dư thừa tác động vào gan làm tổn thương gan.

– Sốc nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng quá mức gây hỏng gan hoặc ngừng hoạt động gan.

– Hội chứng Budd Chiari: Hiếm gặp và làm tắc nghẽn mạch máu trong gan.

– Độc tố công nghiệp: Các hoá chất như Carbon Tetrachloride, chất tẩy rửa và tẩy dầu mỡ trên kim loại gây hỏng chức năng thải độc gan.

Thiet ke chua co ten 25 1

Suy giảm chức năng gan mạn tính

Suy giảm chức năng gan mạn tính là do:

– Viêm gan B: Gây sưng gan và suy giảm chức năng gan.

– Viêm gan C: Gây xơ gan khi mắc bệnh lâu dài.

– Lạm dụng rượu: Dẫn đến xơ gan theo thời gian.

– Thừa sắt: Sắt tích tụ trong gan và gây xơ gan do rối loạn di truyền.

– Viêm gan A: Lây nhiễm qua thực phẩm, nước hoặc tiếp xúc với người bệnh.

– Viêm gan tự miễn: Miễn dịch tấn công gan và gây ra viêm.

Xơ gan: Gan gặp khó khăn trong việc thực hiện các chức năng do uống rượu lâu dài hoặc vết sẹp trong gan.

– Viêm đường mật xơ hoá nguyên phát: Tổn thương ống mật dần dần.

– Tăng oxalat niệu: Ảnh hưởng đến thải độc gan khi thận không loại bỏ được tinh thể Canxi Oxalate.

– Bệnh Wilson: Lưu trữ quá nhiều đồng trong não và gan do các bệnh di truyền.

– Thiếu hụt Alpha – 1 antitrypsin: Dẫn đến bệnh phổi hoặc gan.

– Ung thư gan: Thường phát triển sau viêm gan B hoặc C lâu dài.

– U tuyến gan: Khối u lành tính xuất hiện trên lá gan.

– Bệnh gan nhiễm mỡ: Tế bào mỡ thừa tích tự trên gan.

– Viêm gan do rượu: Viêm gan do lạm dụng rượu.

– Hội chứng Alagilles: Số lượng ống dẫn mật trong gan ít hơn bình thường do rối loạn di truyền.

– Rối loạn chuyển hoá đường Galactosemia: Không thể sử dụng được Galactose, sẽ gây tổn thương gan.

Thiet ke chua co ten 26 1

Các triệu chứng suy giảm chức năng gan là gì?

Gan có khả năng tái tạo tốt, vì vậy các biểu hiện suy giảm chức năng gan ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh chuyển sang gia đoạn nặng. Tuy nhiên, khi chú ý cơ thể, người bị suy giảm chức năng gan sẽ xuất hiện các triệu chứng:

Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu phổ biến ở người mắc suy giảm chức năng gan.

Mẩn ngứa: Gan không thể loại bỏ hoàn toàn độc tố, dẫn đến sự tích tụ và suy giảm hệ miễn dịch. Điều này gây ra kích ứng, mụn nhọt và mẩn ngứa trên da.

Hơi thở có mùi: Gan yếu không thể giải độc cho cơ thể, gây mùi hơi thở nặng hơn do sự phát triển vi khuẩn trong hệ tiêu hoá bị rối loạn.

Rối loạn tiêu hoá: Chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng và hội trứng kích thích đường ruột…

Dễ bị bầm tím ngoài da: Chức năng gan yếu làm giảm protein hỗ trợ quá trình đông máu. Điều này gây nguy cơ chảy máu và hình thành các vết bầm tím ngay cả khi va chạm nhẹ.

Các triệu chứng khác: Mức đường trong máu không ổn định, có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, mất cân bằng và thể lực kém.

Thiet ke chua co ten 27

Chẩn đoán tình trạng suy giảm chức năng gan như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm và quy trình chẩn đoán dưới đây:

Chẩn đoán dựa tên các triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ sẽ xác định chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng mà bệnh nhân trình bày.

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện để đánh giá hoạt động của gan. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể đo thời gian đông máu. Nếu bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, quá trình đông máu sẽ chậm hơn với với bình thường.

Xét nghiệm Bilirubin toàn phần: Xét nghiệm này đo lượng Bilirubin tổng hợp trong máu. Các chỉ số AST và ALT trong huyết tương cũng cho biết mức độ gan tổn thương. Thời gian đông máu cũng là một yếu tố xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Hình ảnh y học: Bác sĩ có thể yêu cầu các phương pháp hình ảnh như: siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, MRI để đánh giá mức độ tổn thương và xác định nguyên nhân gây bệnh.

Kiểm tra mô gan: Bệnh nhân bị mắc suy gan cấp nặng có thể được chỉ định kiểm tra mô gan. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây tổn thương gan và đánh giá mức độ tổn thương.

snapedit 1689666922330

Các phương pháp điều trị tình trạng suy giảm chức năng gan là gì?

Phụ thuộc vào mức độ và tình trạng cơ thể của người bệnh bị suy giảm chức năng gan, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị bằng thuốc

Với những trường hợp nhẹ, gan chưa tổn thương nhiều và chức năng gan vẫn ổn định, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngăn chặn tác nhân gây suy gan cho người bệnh.

Phương pháp điều trị bằng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thêm các bài thuốc dân gian, như: Actiso, Diệp hạ châu, Nghệ…

Tiến hành phẫu thuật

Trong trường hợp gan bị tổn thương nặng một phần, bệnh nhân sẽ phẫu thuật cắt bỏ phần tổn thương để ngăn lây lan. Gan có khả năng tự phục hồi, nên việc cắt bỏ một phần không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.

Phương pháp ghép gan

Gan bị tổn thương nặng và vùng tổn thương rộng, người bệnh cần ghép gan để bảo vệ sức khoẻ.

Để hỗ trợ giai độc và tăng cường chức năng gan, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên. Người bệnh hãy chọn các sản phẩm từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Livolin LiverGuluta Liver, hai thực phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ có công dụng rất tốt cho gan, đặc biệt trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng gan, giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể và tăng cường chức năng gan. Các sản phẩm được bào chế từ tổng hợp các thảo dược tự nhiên, không lo tác dụng phụ, an toàn cho người bệnh.

Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu hơn về tình trạng suy giảm chức năng gan. Các thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không phải chẩn đoán và điều trị bệnh. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo