Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán điều trị bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng. Nó gây ra nhiều lo ngại và hoang mang cho cộng đồng. Việc phát hiện bệnh từ sớm để tiến hành các giải pháp chữa trị kịp thời là cách hiệu quả nhất để hạn chế sự phát triển bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán bệnh tim mạch như thế nào? Cùng Dược phẩm Hoàng Hà tham khảo trong bài viết này nhé!

Bệnh tim mạch là gì?

Đây là tình trạng liên quan đến sức khoẻ của trái tim và hoạt động của mạch máu, dẫn đến suy giảm khả năng hoạt động của tim. Đây cũng là nguyên nhân chính gây: Co rút; xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu; cản trở hoặc không cung cấp đủ oxy đến não và các bộ phận khác của cơ thể. Kết quả là hoạt động của các bộ phận trong cơ thể bị gián đoạn, lâu dần có thể ngừng hoạt động và gây tử vong.

Đây là tình trạng liên quan đến sức khoẻ của trái tim và hoạt động của mạch máu, dẫn đến suy giảm khả năng hoạt động của tim
Đây là tình trạng liên quan đến sức khoẻ của trái tim và hoạt động của mạch máu, dẫn đến suy giảm khả năng hoạt động của tim

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 17,9 triệu người mất vì bệnh này. Trong đó, bệnh cơ tim và đột quỵ chiếm tới 85%. Tại Việt Nam, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 200.000 người mỗi năm, vượt qua số lượng người tử vong vì ung thư. Đặc biệt, hiện nay, bệnh tim mạch đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Không chỉ người lớn tuối mới mắc mà số lượng người trẻ mắc bệnh cũng gia tăng. 

Nguyên nhân bệnh tim mạch

Phụ thuộc vào từng loại bệnh cụ thể mà người bệnh mắc sẽ có những nguyên nhân gây bệnh tim mạch khác nhau, bao gồm:

Động mạch vành: Xuất phát từ việc tích tụ các mảng chất béo trong động mạch hay được gọi là xơ vữa động mạch. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. 

Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân gây bệnh, gồm: hút thuốc, lạm dụng ma túy, dị tật tim bẩm sinh, huyết áp cao, căng thẳng, uống nhiều rượu bia. Hay những người sử dụng thuốc không kê đơn, kê đơn, thực phẩm chức năng và thuốc thảo dược cũng có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim. 

Dị tật tim bẩm sinh: Thường hình thành khi thai nhi đang phát triển trong tử cung. Các dị tật về tim có thể xuất hiện trong giai đoạn tim phát triển; khoảng một tháng sau khi thụ thai, nó sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong tim. Các yếu tố: bệnh lý, dược phẩm và cả di truyền có thể là nguyên nhân của dị tật tim. Bệnh này cũng có thể phát triển ở người lớn khi cấu trúc tim thay đổi do tuổi tác.

Bệnh cơ tim: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim, tùy thuộc vào:

+ Cơ tim giãn nở: Thường do sự suy giảm lưu lượng máu đến tim sau khi bị tổn thương. Hay cũng có thể do di truyền từ ba mẹ.

+ Cơ tim phì đại: Có yếu tố di truyền và có thể phát triển theo thời gian. Nguyên nhân chính do huyết áp cao hoặc lão hóa.

+ Cơ tim cứng: Có thể do các bệnh khác như: rối loạn mô liên kết hoặc sự tích tụ Protein bất thường. 

–  Nhiễm trùng tim: Xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ tim do virus, vi khuẩn.

Bệnh van tim: Có thể là dị tật bẩm sinh hay hỏng van do rối loạn mô liên kết hoặc viêm nội tâm mạc gây ra.

Triệu chứng bệnh như thế nào?

Những người bị bệnh tim mạch thường sẽ gặp các triệu chứng là:

Thấy khó thở

Cảm giác khó sẽ xuất hiện khi người bệnh cố gắng vận động hoặc nặng hơn. Nó có thể xảy ra ngay cả trong khi bạn đang nghỉ ngơi. Điều này có thể coi là một dấu hiệu của suy tim do lượng máu cung cấp đến tim giảm.

Cảm giác khó sẽ xuất hiện khi người bệnh cố gắng vận động hoặc nặng hơn
Cảm giác khó sẽ xuất hiện khi người bệnh cố gắng vận động hoặc nặng hơn

Thấy đau tức ngực

Cảm giác đau tức ở vùng ngực kéo dài cũng có thể là một tín hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim. Các cơn đau này thường xuất hiện theo chu kỳ. Có thể là khi cơ thể gắng sức hoặc đang căng thẳng và sẽ giảm đi sau khi nghỉ ngơi. Cơn đau tức ngực này thường sẽ kéo dài từ 5-10 phút và có xu hướng tái diễn.

Khi những cơn đau kéo dài, người bệnh cần ưu tiên việc nghỉ ngơi và đến ngay bệnh viện để thăm khám. Bởi, triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp. 

Thường xuyên thấy mệt mỏi

Sự thiếu hụt máu tới não, tim và phổi có thể dẫn đến mệt mỏi cục bộ. Cơ thể sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi sau các hoạt động hàng ngày hay cả khi đang nghỉ ngơi hoặc sau khi thức giấc…

Sự thiếu hụt máu tới não, tim và phổi có thể dẫn đến mệt mỏi cục bộ
Sự thiếu hụt máu tới não, tim và phổi có thể dẫn đến mệt mỏi cục bộ

Tim đập nhanh, liên tục

Khả năng bơm máu của tim giảm và không thể cung cấp đủ lượng máu cho các cơ quan khác. Do đó, tim cần phải hoạt động nhanh hơn để tăng cường lưu lượng máu. Dẫn đến tình trạng tim đập nhanh và liên tục đến mức có thể nghe rõ nhịp tim ở người bệnh.

Hay lo lắng, căng thẳng

Đây là một biểu hiện của bệnh suy tim. Tuy nhiên, thường không được người bệnh chú ý tới. Nếu bạn thường xuyên thở nhanh, nhịp tim không đều, ra mồ hôi tay… hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Thường xuyên thở nhanh, nhịp tim không đều, ra mồ hôi tay hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời
Thường xuyên thở nhanh, nhịp tim không đều, ra mồ hôi tay hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời

Chóng mặt, ngất xỉu

Chức năng tim suy giảm, không cung cấp đủ máu cho não gây tình trạng chóng mặt. Ngoài ra, trường hợp nặng có thể dẫn đến ngất xỉu. Đây là triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân mắc các vấn đề về nhịp tim hay rối loạn nhịp tim mức độ nghiêm trọng.

Ho dai dẳng, kéo dài 

Khi tim yếu sẽ không thể bơm đủ máu cho các cơ quan khác trong cơ thể. Dẫn đến tình trạng máy có thể chảy chậm lại trong phổi; qua đó thâm nhập vào các không gian tế bào và túi phế nang. Từ đây, gây ra triệu chứng ho dai dẳng kéo dài. 

Khi tim yếu sẽ không thể bơm đủ máu cho các cơ quan khác trong cơ thể
Khi tim yếu sẽ không thể bơm đủ máu cho các cơ quan khác trong cơ thể

Cảm giác buồn nôn, chán ăn

Tình trạng buồn nôn và chán ăn thường có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng có thể được xem là một trong những triệu chứng của bệnh suy tim.

Các bệnh nhân thường trải qua cảm giác no bụng vì sự ứ đọng máu ở gan và các cơ quan tiêu hóa. Tình trạng này ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan và hệ tiêu hóa, gây ra chán ăn và buồn nôn.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán bệnh tim mạch

Khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến bệnh tim, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Đặc bệt, không nên tự mình tự chẩn đoán và tự chữa trị tại nhà. Các bác sĩ sẽ yêu cần bệnh nhân tiến hành làm xét nghiệm chuyên sâu, khi có nghi ngờ bệnh. Một số xét nghiệm cần làm như: xét nghiệm máu, chụp Xquang, điện tim đồ, máy theo dõi Holter,… Ngoài ra, còn thực hiện chụp cộng hưởng từ tim (MRI) và chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan) để có thông tin chi tiết hơn về tình trạng tim.

Các bác sĩ sẽ yêu cần bệnh nhân tiến hành làm xét nghiệm chuyên sâu, khi có nghi ngờ bệnh tim mạch
Các bác sĩ sẽ yêu cần bệnh nhân tiến hành làm xét nghiệm chuyên sâu, khi có nghi ngờ bệnh tim mạch

Các phương pháp điều trị bệnh tim mạch 

Sau khi chẩn đoán bệnh một cách chính xác, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị phù hợp với từng khía cạnh của bệnh cụ thể. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:

Sử dụng kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng tim; và sử dụng các loại thuốc khác để kiểm soát tiến triển bệnh trong một số tình huống khác.

Tuân thủ đúng đơn thuốc của bác sĩ, điều chỉnh lối sống cho khoa học, chế độ ăn lành mạnh. Kết hợp với tập luyện thể dục thể thao và đặc biệt không dùng rượu bia, thuốc lá. 

– Nếu bệnh trở nặng, dùng thuốc không có tác dụng thì có thể phải cản thiệp bằng phẫu thuật.

Tùy thuộc vào từng tình huống và tình trạng bệnh tim cụ thể sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo sự cải thiện và kiểm soát tốt nhất cho người bệnh.

Như vậy, qua bài viết này Dược phẩm Hoàng Hà đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý tim mạch nguy hiểm này. Để cập nhật thông tin hữu ích về sức khỏe tim mạch, đừng quên Follow website: https://duocphamhoangha.vn/ nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo