Mềm sụn thanh quản ở trẻ là bệnh như thế nào?

Mềm sụn thanh quản là một dạng khuyết tật bẩm sinh phát triển ở trẻ nhỏ. Dù đây là bệnh hiếm, nhưng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ và sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, việc xử lý và nhận biết mềm sụ thanh quản rẩt là quan trọng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về bệnh mềm sụn thanh quản các ba mẹ nhé!

Mềm sụn thanh quản ở trẻ nhỏ là gì?

Mềm sụn thanh quản thường xảy ra ở vị trí của thanh môn hoặc thanh quản. Các vùng sụn mà thường bị ảnh hưởng gồm: sụn phễu, sụn nắp thanh quản hoặc cả hai vùng.
Thiet ke chua co ten 10
Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản ở trẻ nhỏ chưa được xác định rõ ràng. Có một số nguyên nhân có thể bắt nguồn từ g iai đoạn thai kỳ như thiếu canxi trong thai kỳ hoặc do nhiễm độc thai nghen. Ngoài ra, còn có thể có các nguyên nhân khác như vùng thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển đường hô hấp ở trẻ chưa được phát triển đầy đủ.

Các nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản ở trẻ?

Tình trạng mềm sụn thanh quản xảy ra khi vùng thanh quản trên bị co lại mỗi khi hít vào. Nguyên nhân cụ thể cho tình trạng này vẫn chưa được rõ ràng và có thể bao gồm nhiều vấn đề khác:
– Bất thường về cấu trúc cơ thể: Một số trường hợp mềm sụn thanh quản có thể liên quan đến các bất thường về cấu trúc cơ thể của trẻ.
– Nắm phễu thanh quản và thanh âm hình omega: Sự tồn tại của nắp phễu thanh âm ngắn và nắm thanh âm hình omega có thể làm cho vùng thanh quản trên bị co lại.
Vì sự chênh kệch giữa kích thước phổi và kích thước ống dẫn khí ho hấp, tình trạng co rút hoặc phồng hõm các cơ trong vùng ngực và cổ xuất hiện, đặc biệt là khi trẻ thở ra hoặc hít vào. Hoạt động này diễn ra nhẹ nhàng, liên tục và tạo ra tiếng thở rít.
– Đường truyền thần kinh chưa hoàn chỉnh: Các đường truyền thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn thiện, gây ra áp lực truyền khí thấp hơn mức cần thiết trong khu vực này, dẫn đến tình trạng bị phồng xẹp chưa ổn định.

Các dấu hiệu trẻ bị mềm sụn thanh quản là gì?

Trẻ bị mềm sụn thanh quản có triệu chứng thở khò khè kéo dài

– Trẻ khò khè từ khi mới sinh ra. Mỗi lần thở, trẻ khò khè và ngắt quãng khi hít vào, có thể gây nhầm lẫn cho cha mẹ rằng trẻ bị nghẹt mũi sau khi sinh và có dấu hiệu viêm hoặc tắc mũi. Tuy nhiên, kiểm tra tai mũi họng không thấy tổn thương hoặc dịch tiết.
– Tiếng thở khò khè của trẻ nhỏ có thể nghe thấy cao hơn khi trẻ nằm ngửa, khóc, hoặc khi trẻ bị viêm đường hô hấp. Trẻ có thể gặp tình trạng chậm tăng cân, khó bú, ngừng thở trong vài giây, lồng ngực và cổ co kéo khi hít vào và da tái. Những triệu chứng này thướng kéo dài trong 8 tháng đầu đời và sau đó tự giảm dần.
– Cơn khò khè ngắt quãng mỗi khi trẻ hít vào. Tiếng thở rít ban đầu có thể bị nhầm là nghẹt mũi, nhưng nó kéo dài và không có chất nhầy trong mũi của trẻ. Tiếng thở khò khè của trẻ thường sẽ có âm sắc cao tương tự tiếng thở rít.
– Trẻ khò khè tăng lên khi nằm ngửa, khi trẻ bứt rứt quấy khóc, hoặc bị viêm đường hô hấp. Nhiều trường hợp, sau khi trẻ bú, khi đặt nằm ngửa, trọng lực làm nắp thanh môn sa vào đường thở, làm trẻ khò khè nhiều hơn.
– Trừ khi có viêm thanh quản kết hợp, trẻ vẫn chơi và bú như bình thường.
Thiet ke chua co ten 11

Trẻ bị mềm sụn thanh quản có triệu chứng trào ngược dạ dày

– Có 80 – 100% trẻ nhỏ bị mềm sụn thanh quản gặp trào ngược dạ dày – thực quản do nghẽn tại thanh môn, khiếp áp lực âm tăng trong lồng ngực và thức ăn ở dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản.
– Triệu chứng khác gồm: chậm lên cân, bú khó, trớ sữa, sặc sữa, ngưng thở, co kéo lồng ngực khi hít vào, tím tái, ợ dịch chua trong dạ dày.
– Triệu chứng trở nặng trong vài tháng đầu, thường 4 – 8 tháng tuổi. Đa số trẻ hết triệu chứng khi đạt 12 – 18 tháng tuổi.
Thiet ke chua co ten 12

Các mức độ bị mềm sụn thanh quản ở trẻ nhỏ

Trẻ bị mềm sụn thanh quản mức độ nhẹ

Trẻ thở khò khè nhưng không có biến chứng nghẽn tắc đường thở nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến việc bú và không có triệu chứng khác. Thường quấy khóc nhưng tự khỏi sau 12 – 18 tháng tuổi. Nếu mắc bệnh mềm sụn thanh quản nhẹ, cần quan tâm theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Trẻ bị sụn thanh quản mức độ trung bình
– Thở khò khè khi hít vào.
– Chỡ sữa.
– Nghẽn tắc đường thở (do mềm sụn thanh quản.
– Bú khó, những tăng cần đều đặn.
– Tiền sử nhiều lần nhập viện vì nghẽn tắc đường thở.
– Trào ngược dạ dày – thực quản (ói ọc dịch chua trong dạ dày).
Trẻ tự khỏi sau 12 – 18 tháng tuổi, nhưng có thể cần điều trị trào ngược dạ dày – thực quản. Ngay cả khi ở cấp độ trung bình, vẫn cần quan tâm theo dõi các dấu hiệu xấu và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Trẻ bị mềm sụn thanh quản ở mức độ nặng

Trẻ cần phẫu thuật để điều trị mềm sụn thanh quản. Bác sĩ đề nghị phẫu thuật nếu trẻ có các triệu chứng:
– Khó thở, tính mạng bị đe doạ.
– Thở tím tái.
– Lồng ngực và vùng cổ co kéo, nặng hơn khi thở.
– Cần sử dụng oxy.
– Bệnh tim phổi kéo dài, gây thiếu oxy.

– Không tăng cần do bú khó

Chẩn đoán mềm sụn thanh quản ở trẻ nhỏ như thế nào?

Cách chẩn đoán mềm sụn thanh quản ở trẻ có nhiều phương pháp khác nhau, từ chẩn đoán lâm sàng đến các phương pháp cao cấp hơn.
– Bác sĩ có thể chấn đoán tình trạng của trẻ dựa trên âm thanh tiếng khò khè và các triệu chứng khác.
– Trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể được hướng dẫn để theo dõi trẻ tại nhà. Trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ cần thực hiện các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng của trẻ nhỏ.
– Một biện pháp được sử dụng là soi mũi – hầu – thanh quản. Bằng cách đưa một ống mềm có gắn camera qua mũi xuống cổ họng, bác sĩ có thể quan sát hình ảnh trong thanh quản. Bằng cách này, bác sĩ có thể nhìn thấy sụn nắp mềm, nó có thể dài ra và xếp lại, gây tắc nghẽn hoặc ép vào phần này.
– Ngoài triệu chứng thở khò khè, thở rít, cũng có thể là biểu hiện của tim phổi bẩm sinh hoặc tuyến giáp to. Để xác định những bệnh này, bác sĩ sẽ thực hiện chụp X- quang hoặc đo nồng độ pH để đánh giá mức độ trào ngược.
Thiet ke chua co ten 13
Bài viết này cung cấp những thông tin về bệnh sụn mềm thanh quan ở trẻ nhỏ, giúp cha mẹ hiểu và nắm rõ hơn về bệnh này. Hy vọng, những thông tin trong bài sẽ giải đáp thắc mắc và bổ ích với cha mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu.
Đọc thêm:
Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo