Huyết khối là gì? Nguyên nhân và triệu chứng hình thành huyết khối?

Huyết khối giữ vai trò rất cần thiết trong việc ngăn chặn mất máu khi chấn thương. Tuy nhiên, sự hình thành huyết khối lớn có thể gây tắc nghẽn mạch máu, nguy hiểm đến cơ thể. Bài viết dưới đây, Dược phẩm Hoàng Hà sẽ chia sẻ các kiến thức về huyết khối là gì, nguyên nhân hình thành và cách điều trị nhé!

Huyết khối là gì?

Trên thực tế, huyết khối là một cục máu đông dạng gel, được tạo thành trong các mạch máu.

Huyết khối được hình thành theo quá trình: Khi xảy ra tổn thương, huyết khối được tạo thành để tập trung máu đến vùng bị vỡ của mạch máu. Tại đây, huyết khối có tác dụng ngừng quá trình chảy máu. Đồng thời, tiểu cầu sẽ nhanh chóng xuất hiện tại khu vực tổn thương trong vai trò “người” gắn kết.

Các yếu tố đông máu kích hoạt một chuỗi phản ứng, tạo nên sợi fibrin để liên kết tiểu cầu với nhau. Từ đó tạo thành một huyết khối chắc chắn hơn ngăn chặn tình trạng chảy máu.

Khi huyết khối đủ lớn, các protein sẽ định rõ thời điểm dừng quá trình hình thành huyết khối. Khi vết thương lành, các sợi fibrin sẽ tự động tan chảy, tiểu cầu về trạng thái bình thường.

Thiet ke chua co ten 5

Về cơ bản, quá trình hình thành huyết khối có lợi khi cơ thể bị chấn thương. Mặt khác, nếu huyết khối xuất hiện ở vị trí đặc biệt và không thể tự tan chảy, sẽ gây cản chở tuần hoàn máu và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm.

Nguyên nhân hình thành huyết khối do đâu?

Huyết khối không tự nhiên xuất hiện, mà nó được hình thành bởi một số nguyên nhân, gồm:

– Khi có vết thương bị chảy máu, cơ chế tự nhiên của cơ thể sẽ kích hoạt quá trình đông máu để ngăn chặn mất máu.

– Trong quá trình máu lưu thông, gặp khó khăn hay chảy chậm lại, có thể dẫn đến đông máu.

– Khi các mảng xơ vữa bên trong các mạch máu bị vỡ.

– Qúa trình máu lưu thông có vấn đề, khiến các tiểu cầu dính với nhau, tạo điều kiện tình trạng máu đông diễn ra.

– Xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu và nhĩ do sự rung lắc hoặc chậm chuyển động của máu.

Thiet ke chua co ten 7

Bệnh huyết khối có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng. Đặc biệt, người mắc bệnh mạch vành thường có nguy cơ cao, do có mảng xơ vữa ở mạch máu.

Ngoài ra, sự hình thành huyết khối cũng sẽ gia tăng bởi các yếu tố dưới đây:

– Do tuổi tác gia tăng.

– Tiêu thụ lượng chất béo quá nhiều trong chế độ ăn hàng ngày.

– Hút thuốc lá thường xuyên hoặc quá mức.

– Uống rượu quá nhiều, thường xuyên.

– Thừa cân, béo phì.

– Ít vận động, không tham gia các hoạt động thể thao.

– Mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp.

– Nồng độ Cholesterol trong máu tăng.

Các triệu chứng thường gặp khi hình thành huyết khối là gì?

Khi bị thương, bạn sẽ thấy xuất hiện một vùng sưng nhỏ xung quanh vết thương, bạn sẽ ngứa và đau. Khi hình thành huyết khối trong tĩnh mạch, vùng bị ảnh hưởng sẽ đỏ, đau và sưng, kèm theo nóng ran. Đôi khi, vị trí bị thương sẽ sưng to thành cục và có màu xanh hoặc tím đỏ do cục máu đông lớn. Tuy nhiên, nếu hình thành huyết khối trong các động mạch, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Các triệu chứng người bệnh thường gặp khi hình thành huyết khối bao gồm:

– Bụng: Các huyết khối trong vùng bụng có thể gây ra đau bụng hoặc buồn nôn.

– Cánh tay hoặc chân: Huyết khối hình thành trong tay hoặc chân có thể gây ra đau, sưng, đỏ hoặc nóng ran khi sờ vào các vùng này.

– Não: Sự cản trở của huyết khối có thể gây ra hiện tượng lúc lẫn, mất thị lực, khó nói, bất động hoặc mất cảm giác một bên cơ thể hoặc bị cơ giật. Một huyết khối lớn chặn hoàn toàn các mạch máu não có thể gây tử vong.

– Tim, phổi: Huyết khối ở tim có thể gây nhồi máu cơ tim. Một số triệu chứng có thể bị nhồi máu cơ tim, như: đau tức ngực, khó thở, đổ mồ hôi. Trong khi đó, cục máu đông hình thành trong phổi thường gây ra đau ngực, khó thở và đôi khi ho ra máu.

Thiet ke chua co ten 8

Cách điều trị huyết khối như thế nào?

Huyết khối được hình thành bởi vô số nguyên nhân, do đó cách điều trị tình trạng này cũng rất đa dạng từ dùng thuốc đến phẫu thuật. Phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của huyết khối, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.

Thiet ke chua co ten 9

Dưới đây là một số phương pháp điều trị huyết khối phổ biến:

– Sử dụng thuốc: Thuốc chống huyết khối hoặc làm loãng máu có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông. Với huyết khối kích thước lớn, nguy hiểm, có thể dùng một số loại thuốc để đánh tan huyết khối.

– Sử dụng tất nét: Các loại tất nén kín giúp tạo áp lực để giảm phù chân hoặc ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết khối.

– Thực hiện phẫu thuật: Bác sĩ sẽ đưa một ống thông dài vào vị trí huyết khối và phẫu thuật. Đây được gọi là phương pháp phẫn thuật làm tan huyết khối bằng ống thông. Qua ống thông này, thuốc được truyền trực tiếp đến vị trí cục máu đông đề làm tan huyết khối. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng các dụng cụ đặc biệt để loại bỏ huyết khối khỏi cơ thể.

– Đặc stent: Stent được sử dụng để mở rộng các mạch máu.

– Đặt lưới lọc máu tĩnh mạch chủ: Tùy cơ địa, sẽ có người không thể dùng thuốc làm loãng máu. Vì vậy, bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp đặt lọc máu tĩnh mạch chủ. Phương phá này có tác dụng giúp giữ lại huyết khối, ngăn không cho chúng tiến sâu vào phổi.

Như vậy, bài viết này đã chia sẻ cho bạn các thông tin cần biết về huyết khối. Hi vọng với những thông tin chia sẻ trong bài sẽ bổ ích với bạn. Hãy luôn bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của bản từ bên trong bạn nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo