Khám mắt cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Khám mắt cho trẻ sơ sinh định kỳ là việc rất cần thiết. Bởi, những vấn đề bất thường liên quan đến mắt ở trẻ thường rất khó nhận biết. Việc khám mắt cho trẻ ngay khi còn nhỏ giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt. Từ đó, ba mẹ có thể áp dụng các liệu pháp điều trị thích hợp dể bảo vệ thị lực cho trẻ ngay từ sớm.

Sự phát triển thị giác ở trẻ sơ sinh

Khi mới chào đời, mắt của trẻ đã có thể nhìn thấy được những thứ xung quanh. Tuy nhiên, tâm não của trẻ lúc nãy lại chưa sẵn sàng để xử lý các thông tin phức tạp, khiến khả năng xử lý màu sắc của trẻ bị hạn chế. Thị lực của trẻ sẽ được phát triển qua các giai đoạn, gồm:

– Tuần tuổi đầu tiên: Trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy sự vật ở phạm vi khoảng 20 – 30cm. Đặc biệt, trẻ chỉ tập chung trong vài giây. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ nhận được hai màu sắc đen và trắng.

– Tuần tuổi thứ hai: Trẻ có khả năng nhận diện khuôn mặt mẹ và những người thường xuyên chăm sóc mình. Tuy nhiên, phạm vi tầm nhìn của trẻ vẫn chỉ trong khoảng từ 20 – 30cm.

– Tuần tuổi thứ ba: Trẻ có thể tập trung vào sự vật lâu hơn một chút. Đồng thời, trẻ sẽ chăm chú nhìn khuôn mặt của ba hoặc mẹ khoảng 10 giây.

– Tuần tuổi thứ tư: Trẻ có thể nhìn thấy sự vật khi chúng di chuyển, những phải xoay đầu mới có thể quan sát rõ ràng. Thường từ 2 – 4 tháng tuổi, trẻ mới có khả năng di chuyển mắt theo sự dịch chuyển của một vật thể bất kỳ.

– 1 tháng tuổi: Trẻ có thể di chuyển mắt và đầu theo hướng ánh sáng. Lúc này, đôi mắt của trẻ đang bước vào thời điểm phát triển nhanh chóng.

– 2 – 3 tháng tuổi: Trẻ có thể di chuyển mắt theo hướng vật thể chuyển động. Đồng thời, mắt nhạy cảm với ánh sáng hơn và có thể chăm chú vào sự vật lâu hơn.

– 3 – 6 tháng tuổi: Trẻ đã có thể quan sát các món đồ chơi chuyển động. Tầm nhìn của con cũng được mở rộng phạm vi và tăng mức độ tập trung.

Vì sao nên khám mắt cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh chưa biết nói chuyện nhưng vẫn có cách biểu hiện cảm xúc bằng cách khóc khi đói hay mệt. Vì thế, ba mẹ cần theo dõi và quan sát để nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Ba mẹ dù có kinh nghiệm chăm con vẫn gặp khó khăn trong việc đánh giá thị lực của trẻ. Do đó, khi cảm nhận được những dấu hiệu khác thường, ba mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay.

Đôi mắt của trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển, do đó chúng rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Có những trường hợp một số trẻ mới sinh đã mắc phải các bệnh về mắt.

Nếu không phát hiện sớm, các bệnh về mắt sẽ làm gia tăng nguy cơ mù loà ở trẻ. Điều quan trọng hơn là khi đi khám mắt, bác sĩ có thể phát hiện ra những vấn đề bất thường trước khi chúng trở thành bệnh lý.

Quá trình khám mắt cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt lần đầu tiên khi con được 6 tháng tuổi. Sau đó, nên tiến hành khám bổ sung khi trẻ đạt 3 tuổi và khi trẻ đạt 5 – 6 tuổi.

Trẻ sơ sinh sẽ được thăm khám bởi bác sĩ nhi khoa. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp thở, tim, tai… cho trẻ. Nếu phát hiện một số vấn đề nhỏ về mắt, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho trẻ ngay. Tuy nhiên, nếu phát hiện vấn đề nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ được chuyển tới bác sĩ chuyên khoa Mắt để điều trị chuyên sâu.

Mỗi lần tiến hành khám mắt cho trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cấu trúc và khả năng di chuyển của mắt:

– Bác sĩ dùng đèn bút kiểm tra mí mắt, nhãn cầu và dịch tiết hay các dấu hiệu nhiễm trùng, tắc ống tuyến lệ.

– Bác sĩ sẽ kiểm tra hai đồng tử ở cả hai mắt để đảm bảo chúng bằng nhau và phản ứng đúng với ánh sáng.

– Ngoài ra, bác sĩ yêu cầu cung cấp thông tin về tiền sử bệnh gia đình và các thông tin cần thiết khác.

– Để đánh giá thị lực của trẻ, bác sĩ sẽ che từng mắt của bé để quan sát cách con theo dõi vật thể.

Khi khám mắt cho trẻ ba mẹ cần lưu ý điều gì?

Nhằm bảo vệ sức khoẻ của trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau sau khi chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh:

– Để mắt của trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ khi ngủ, hạn chế ánh sáng trong phòng ngủ. Nếu đèn phòng ngủ quá sáng, đồng tử có thể co giãn và cơ mi của trẻ không được nghỉ ngơi hoàn toàn.

– Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý 0,9%. Dùng khăn mềm hoặc bông gòn thấm nước muối và lau từ đầu mắt ra đuôi mắt. Cần vệ sinh mắt cho trẻ 3 lần mỗi ngày: sau khi trẻ mới thức dậy vào buổi sáng, sau khi tắm và trước khi cho trẻ đi ngủ. Phải làm nhẹ nhàng, tránh tì mạnh để không gây tổn thương cho mắt của trẻ. Sau khi lau xong, cần giặt khăn và phơi khô dưới ánh nắng. Mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.

– Cung cấp đủ sữa mẹ cho trẻ hoặc thực phẩm bổ sung phù hợp nếu trẻ đang ở giai đoạn ăn dặm. Các thực phẩm tốt cho mắt như cá, trứng và dầu mè nên được bổ sung trong khẩu phần ăn của trẻ.

– Đảm bảo trẻ có đủ giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi.

– Khi ra ngoài, đeo kính chống bụi và nắng cho trẻ nhằm bảo vệ thị lực. Đây cũng là cách hạn chế các tổn thương đến mắt của trẻ.

– Trong trường hợp có dịch đau mắt đỏ, cần cách ly trẻ với người bệnh để tránh nguy cơ lây bệnh.

Những thông tin trên giúp ba mẹ hiểu được về tầm quan trọng của việc khám mắt cho trẻ sơ sinh, cũng như cách chăm sóc mắt cho trẻ sau khi khám. Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với ba mẹ.

 

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo