Kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không biết để con phải đối mặt với nguy cơ thiếu kẽm trầm trọng và khiến con bị kìm hãm trong suốt quá trình lớn khôn.
70% trẻ em Việt Nam thiếu kẽm trầm trọng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá rằng thiếu kẽm là một vấn đề toàn cầu. Hơn nửa triệu ca tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là do thiếu kẽm.
Theo cuộc tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc được Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) thực hiện năm 2019 – 2020. Trên toàn quốc, có gần 70% trẻ em từ 6 tháng đến gần 5 tuổi bị thiếu kẽm. Đối với trẻ em cùng độ tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tỷ lệ thiếu kẽm còn cao hơn. Tình trạng thiếu kẽm ở Việt Nam được tổ chức dinh dưỡng Quốc tế xếp vào mức báo động đỏ.
Nếu thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, giảm khả năng tập trung, giảm chỉ số thông minh, trẻ dễ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ khi trưởng thành.
Liệu cơ thể con có đang thiếu kẽm? Và nếu thiếu thì cần phải cải thiện như thế nào? Cha mẹ hãy xem những thông tin quan trọng dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang thiếu kẽm
Trẻ thiếu kẽm trong một thời gian dài thường có các dấu hiệu:
- Biểu hiện trên da và niêm mạc: da tái, da xanh, niêm mạc nhợt.
- Móng tay, móng chân mỏng.
- Lưỡi khô, dễ bị sung viêm.
- Sức khỏe và tinh thần: Mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, học tập thiếu tập trung, dễ cáu gắt.
- Tóc, móng giòn dễ gẫy, móng tay có những khía, hoặc vạch trắng.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Kém hấp thu, biếng ăn chậm tăng cân.
- Chậm phát triển chiều cao.
- Dễ mắc các bệnh về da mẩn ngứa và dị ứng.
Với những dấu hiệu nhận biết trên cha mẹ thấy con thiếu kẽm thì cần phải bổ sung tăng cường cho con ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của con.
Cải thiện tình trạng thiếu kẽm cho trẻ như thế nào tốt nhất?
Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu vi chất kẽm cho trẻ tùy thuộc vào từng độ tuổi.
- Trẻ dưới 3 tháng cần 3 mg kẽm mỗi ngày;
- Trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày;
- Trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm từ bên ngoài cho con.
Cha mẹ có thể bổ sung thêm từ các thực phẩm giàu kẽm như: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…
Ngoài ra, để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…
Bên cạnh việc bổ sung qua chế độ ăn uống. Đặc biệt với những trẻ đang thiếu kẽm thì cha mẹ có thể cho con sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa vi chất kẽm để đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Bổ sung vi chất kẽm cho con từ Ocean Picozinc
Ocean Picozinc bổ sung kẽm tốt nhất thị trường hiện nay cha mẹ nên lựa chọn cho con. Sản phẩm chứa kẽm dưới dạng Picolinate với khả năng hấp thu tối ưu hơn so với các dạng kẽm khác. Với dạng siro nhỏ giọt dễ chia liều cùng hương vị cherry thơm ngon rất dễ khiến trẻ thích thú. Sản phẩm nhập khẩu Châu Âu nguyên hộp, có thương hiệu hơn 16 năm tại thị trường nội địa và phân phối hơn 30 nước trên Thế Giới, có chứng nhận y tế rõ ràng.
Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn-chất lượng. Ocean Picozinc chính là giải pháp hữu hiệu giúp cha mẹ cải thiện tình trạng thiếu kẽm của con.
Đọc thêm: BÉ NGỦ KHÔNG NGON GIẤC DO THIẾU CHẤT GÌ?