Cách xử lý thông minh khi trẻ ăn vạ mẹ nên biết

Trẻ ăn vạ là một hành vi tiêu cực thường xảy khi trẻ không hài lòng hoặc không đạt được thứ mình muốn. Lúc này trẻ thường có một số hành động như khóc lóc, la hét, nằm lăn ra đất, hay đứng một chỗ không chịu đi… Trong trường hợp này, nếu cha mẹ chiều theo ý của trẻ và chiều quá nhiều sẽ dẫn đến những thói quen không tốt cho trẻ sau này. Vậy làm sao để xử lý những tình huống như vậy? Cùng đọc và tìm hiểu giải pháp dưới đây cha mẹ nhé!

Khi trẻ ăn vạ nên xử lý thế nào?

Hãy làm ngơ, tỏ ra không quan tâm

Thông thường khi trẻ ăn vạ, khóc lóc, la hét… cha mẹ sẽ ngay lập tức dỗ dành. Điều này vô tình khiến trẻ hiểu rằng làm như vậy là đúng và sẽ tiếp tục ăn vạ để đạt được mong muốn của mình.

Cách xử lý tốt nhất là hãy phớt lờ trước những hành động của trẻ như khóc, la hét hay thậm chí nằm ra sàn nhà. Khi chán và nhận ra thấy rằng hành động của mình không có ích trẻ sẽ tự động nín và hết ăn vạ.

Nếu trong trường hợp đang ở nơi công cộng, bé đứng lì không chịu di chuyển, hãy tiếp tục đi, giả vờ như bỏ lại trẻ phía sau. Tuy nhiên vẫn nên liếc mắt lại mà không để trẻ phát hiện để đảm bảo an toàn cho trẻ. Khi trẻ thấy bị bỏ lại sẽ cảm thấy sợ và chạy theo.

Nói chuyện, đánh lạc hướng bé ra một câu chuyện khác

Trẻ em rất dễ bị phân tâm, do quá trình nhận thức chưa được hoàn thiện. Vì thế, khi trẻ ăn vạ cha mẹ hãy cố gắng nói chuyện với trẻ, hỏi những câu hỏi để trẻ trả lời hay những đồ vật khiến trẻ thích thú. Làm như vậy trẻ sẽ quên đi mục đích của mình và ngoan ngoãn trở lại.

Thể hiện tình yêu thương đối với trẻ

Nếu cha mẹ cảm nhận sự ăn vạ của trẻ là đang muốn thu hút sự quan tâm và chú ý. Khi đó cha mẹ nên chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ. Hãy để trẻ cảm nhận được rằng mình đang được quan tâm, khiến trẻ có cảm giác an toàn. Hãy luôn động viên và khen thưởng nếu trẻ có hành động tích cực. Đó cũng là cách để giảm đi những hành vi tiêu cực của trẻ.

Áp dụng hình phạt hợp lý

Trong một số trường hợp, cha mẹ cũng cần phải đưa ra những hình phạt khi trẻ ăn vạ. Ví dụ như: Phạt bé đứng úp mặt vào tường 3-5 phút, Không được chơi đồ chơi một ngày, hay không được xem tivi… Như vậy lần sau trẻ sẽ không dám hoặc hạn chế tình trạng ăn vạ.

Cha mẹ cũng nên giải thích cho trẻ hiểu hành động như vậy là sai để trẻ ghi nhớ. Đặc biệt là dạy trẻ khi muốn một điều gì đó thì nên làm như thế nào cho đúng đắn. Như vậy lần sau trẻ sẽ hạn chế những hành vi tiêu cực nữa.

Một vài lưu ý trong cách xử lý trẻ ăn vạ

Bình tĩnh và không nên có những lời lẽ, hành động tiêu cực đến trẻ

Đây là điều mà không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể làm được. Nhiều cha mẹ nóng tính sẽ khi thấy trẻ khóc lóc sẽ quát mắng, thậm chí là đánh. Điều này sẽ chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn, khi đó trẻ thường khóc to hơn và càng muốn chống đối. Thậm chí khi cha mẹ dùng những lời nói nặng nề, hoặc đánh quá đau, sẽ khiến trẻ bị sợ hãi và gây ảnh hưởng đến tâm lý sau này của trẻ.

Tuyệt đối không nhượng bộ với những đòi hỏi vô lý khi trẻ ăn vạ

Nếu trẻ ăn vạ với mục đích mua đồ chơi, đồ ăn hay đòi đi chơi thì cha mẹ tuyệt đối không nên thỏa hiệp. Bởi vì, làm như vậy vô tình sẽ tạo ra cho trẻ suy nghĩ, cứ khóc lóc ăn vạ là sẽ được đáp ứng yêu cầu và lần sau nếu muốn một thứ gì đó trẻ vẫn sẽ tiếp tục ăn vạ.

Nếu có thỏa hiệp với trẻ cha mẹ nên đưa ra một số điều kiện. Chẳng hạn như trẻ phụ giúp làm việc nhà: Dọn đồ chơi, lấy hộ đồ vật, cất quần áo… Như vậy sẽ vừa khuyến khích được trẻ làm điều tích cực mà lại vừa làm hài lòng con trẻ.

Không dùng những hình phạt nghiêm trọng

Tùy vào từng trường hợp mà cha mẹ nên có những hình phạt hợp lý với trẻ. Tâm lý của trẻ rất dễ bị tổn thương, nếu dùng những hình thức phạt quá nặng sẽ khiến trẻ sợ hãi, lâu dần sẽ có những hành động xa cách cha mẹ. Thậm chí có thể hình thành những hành vi tiêu cực và tâm lý không tốt của trẻ về sau.

Cần có sự thống nhất trong cách dạy con với những thành viên trong gia đình

Tâm lý ông bà là hay sót cháu nên sẽ dỗ và đáp ứng yêu cầu khi trẻ. Việc làm này khiến trẻ hiểu rằng ăn vạ sẽ được chiều chuộng và cứ thế lặp lại.

Cha mẹ nên thống nhất quan điểm với các thành viên trong gia đình. Khi trẻ có những hành động ăn vạ tuyệt đối không dỗ dành và chiều theo yêu cầu của trẻ. Như vậy thì xử lý mới phát huy được hiệu quả.

Ăn vạ là hành vi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là trẻ ở độ tuổi khoảng 2-3 tuổi. Áp dụng cách xử lý trên một cách lặp đi lặp lại và thường xuyên sẽ giúp trẻ nhận ra rằng hành động của mình là vô ích, từ đó giảm thiểu tình trạng ăn vạ. Cha mẹ cũng nên thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc của con, bình tĩnh xử lý và dạy con biết đâu là hạnh động đúng sai để con ghi nhớ sau này.

Thông tin liên hệ

Website mua hàng:https://vichatchobe.vn/

Facebook:https://www.facebook.com/vichatchobe.official

Hotline: 1900 299256

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo