TRẺ BỊ THIẾU MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là nỗi băn khoăn của rất nhiều cha mẹ. Câu trả lời là: Có! Thiếu máu ở trẻ em gây ra các tác động từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nó ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ là có thể xảy ra, đặc biệt khi bệnh đã bắt đầu nghiêm trọng.

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Dưới đây là những tác động nguy hiểm của bệnh thiếu máu ở trẻ:

1. Thiếu máu ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ

Thiếu máu làm hạn chế khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan, khiến chức năng hoạt động của các cơ quan này bị ảnh hưởng. Trẻ luôn cảm thấy thiếu năng lượng, lờ đờ, đuối sức, ít hoạt động hơn thường ngày. Thậm chí trẻ em bị ở mức độ nặng có thể bị kiệt sức. Bên cạnh đó, thiếu máu ở trẻ nhỏ còn có thể gây ra tình trạng chậm tăng cân, chậm phát triển về mặt thể chất.

2. Thiếu máu ảnh hưởng lên hệ thần kinh của trẻ

Não là cơ quan tiêu thụ oxy nhiều nhất trong cơ thể. Bệnh thiếu máu sẽ khiến não không được nhận đủ oxy, gây ra các tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh của trẻ với các triệu chứng như: Nhức đầu; hoa mắt chóng mặt, ù tai; mất tập trung, giảm trí nhớ, hay ngủ gật vật vờ trong giờ học; khả năng tư duy và nhận thức của trẻ suy giảm.

3. Thiếu máu ảnh hưởng đến hệ tim mạch của trẻ

Khi trẻ bị thiếu máu, tim phải co bóp nhiều hơn để đem máu đi khắp cơ thể nhằm cung cấp đủ lượng oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan. Bên cạnh đó, tế bào cơ tim cũng không nhận được đủ máu để duy trì sự phát triển. Vì thế mà tình trạng này gây ra những cơn đau thắt ngực thông thường, mà về lâu dài có thể gây suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim… ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

4. Thiếu máu gây ảnh hưởng lên hệ hô hấp của trẻ

Thiếu máu sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy, gây ảnh hưởng đặc biệt đến hệ hô hấp. Tình trạng này có thể khiến trẻ khó thở, thở nhanh nông, thở mệt gắng sức, thậm chí có thể gây suy giảm sức đề kháng, khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm họng, viêm phổi…

Làm sao để cải thiện?

Nếu con bị thiếu máu cha mẹ cần tăng cường:

– Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.

– Cho trẻ ăn bổ sung đủ thành phần các chất dinh dưỡng.

– Cho trẻ ăn các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ hấp thu sắt.

– Khi trẻ đã bị thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn cha mẹ cần cho trẻ bổ sung thêm từ các sản phẩm có chứa sắt. Trường hợp trẻ thiếu sắt trầm trọng cha mẹ nên cho sử dụng liều lượng bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung sắt cho trẻ từ Ocean Microfer

Ocean Microfer - Sản phẩm bổ sung sắt hiệu quả cho trẻ
Ocean Microfer – Sản phẩm bổ sung sắt hiệu quả cho trẻ

Ocean Microfer là sản phẩm bổ sung sắt III Pyrophosphate (32,691mg) chuyên biệt cho trẻ nhỏ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho trẻ bị thiếu sắt-thiếu máu.

Sắt III Pyrophosphate ứng dụng công nghệ Liposome giúp hấp thu tối ưu hơn các loại sắt thông thường khác:

– Sinh khả dụng cao gấp 3,5 lần so với Ferric Pyrophosphate;

– Sinh khả dụng cao gấp 2,7 lần so với Ferrous Sulfate;

– Độ hấp thu cao gấp 5 lần so với Ferrous Fumarate.

Sản phẩm nhập khẩu nội địa Châu Âu với tiêu chuẩn an toàn – chất lượng quốc tế, cam kết 5 không:

– Không tanh;

– Không buồn nôn;

– Không táo bón;

– Không đen phân;

– Không kích ứng tiêu hoá.

Sản phẩm có hương vị cherry thơm ngon dễ uống rất phù hợp với các bạn nhỏ nên cha mẹ không cần lo con sợ uống. Chọn sắt Ocean Microfer để bắt đầu hành trình nuôi con khoẻ mạnh mỗi ngày cha mẹ nhé.

Đọc thêm:BỔ SUNG SẮT CHO TRẺ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ MANG LẠI HIỆU QUẢ TỐT NHẤT

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo