Táo bón không phải vấn đề quá xa lạ ở trẻ nhỏ, đây là một trong những biểu hiện khi hệ tiêu hóa trẻ gặp vấn đề. Tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đặc biệt là cân nặng của trẻ. Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ bị táo bón mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Trẻ được coi là bị táo bón nếu đi đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần. Mỗi lần đi đại tiện trẻ cảm thấy khó khăn, phân cứng làm cho bé khó chịu thậm chí là đau đớn. Có rất nhiều nguyên nhân đã đến trẻ bị táo bón nhưng có thể chia ra làm 2 nguyên nhân chính dưới đây.
Nguyên nhân sinh lý
- Trẻ thường xuyên nhịn đi vệ sinh: Khi này ruột già phình to, nước do đó cũng bị tái hấp thu làm phân khô cứng lúc này trẻ đi đại tiện sẽ khó khăn.
- Thay đổ chế độ ăn uống: nhất là trẻ dưới một tuổi vì thời điểm này bé chuyển sang ăn dặm. Thức ăn từ dạng lỏng sang dạng đặc, nên cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi.
- Trẻ cai sữa mẹ, uống ít nước: Khi trẻ cai sữa mẹ điều này khiến trẻ mất đi một lượng nước trong cơ thể hoặc trẻ uống ít nước rất dễ bị táo bón.
- Chế độ ăn chưa phù hợp: Trẻ thường không thích ăn rau trong khi rau xanh cung cấp một lượng lớn chất xơ có tác dụng làm mềm phân.
- Sử dụng sữa công thức chưa phù hợp: Pha sữa chưa đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
Nguyên nhân bệnh lý
- Trẻ bị đái tháo đường: Trẻ khi mắc phải bệnh lý này hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng có thể gây ra táo bón.
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Bệnh này cũng làm cho trẻ hay bị táo bón. Nó khiến trẻ bị sụt cân, hay nôn và kích thước phân nhỏ hơn bình thường.
- Trẻ bị cường giáp: Hoạt động của cơ ruột trẻ giảm khi mắc bệnh này do đó gây ra hiện tượng táo bón.
- Ngoài ra một số bệnh liên quan đến thần kinh như bại não, tâm thần hoặc một số vấn đề về xương cột sống cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ khiến trẻ bị táo bón.
Dấu hiệu khi trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ khiến trẻ hấp thu kém, ăn không ngon miệng từ đoa ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ. Trường hợp trẻ bị táo bón nặng có thể gây chảy máu khi đi đại tiện, lâu ngày gây khó khăn trọng việc điều trị. Vì vậy nhận biết được các dấu hiệu khi trẻ bị táo bón sớm và tìm ra cách xử lý phù hợp là điều rất cần thiết. Một số dấu hiệu khi trẻ bị táo bón là:
- Số lần đi đại tiện ở trẻ ít hơn bình thường, khoảng 3 lần/tuần hoặc thậm chí ít hơn.
- Phân khô, cứng, thành từng cục như phân dê
- Đi đại tiện khó khăn, mỗi lần đều rặn đến đỏ mặt mới đi được.
- Trẻ cảm thấy đau ở hậu môn mỗi lần đi đại tiện, thậm chí xuất hiện máu ở phân.
- Bên cạnh đó còn có một số biểu hiện như: Mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, cứng bụng…
Cách xử lý trẻ bị táo bón
Có nhiều cách xử lý khi trẻ bị táo bón, tuy nhiên để hết được táo bón một cách triệt để thì cha mẹ nên kết hợp cùng chế độ sinh hoạt hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng
Thực đơn hàng ngày mẹ nên bổ sung cho con nhiều chất xơ từ rau củ và trái cây. Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày và nhắc nhở trẻ đi vệ sinh để tránh tình trạng trẻ nhin đi vệ sinh do ham chơi. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày phù hợp với từng cân nặng của trẻ là:
- 1-10kg: 100ml/1kg tổng cân nặng.
- 11-20kg: 1000ml +50ml/1 kg tổng cân nặng.
- 20kg: 1500ml + 50ml/1 kg tổng cân nặng.
- Đối với trẻ con đang bú sữa mẹ thì mẹ nên cho bé bú đủ, vì trong sữa mẹ chứa thành phần cân bằng protein, chất xơ, chất béo và nước. Có tác dụng làm mềm phần khiến bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Chế độ sinh hoạt
- Tăng cường hoạt động thể chất: Việc bé hoạt động thể chất sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, từ đó cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón.
- Thiết lập giờ đi vệ sinh cho bé: Cha mẹ có thể tập thói quen cho trẻ đi vệ sinh vào một khung giờ cố định nào đó, tốt nhất là buổi sáng. Điều này sẽ giúp cải thiện vấn đề về tiêu hóa.
Một số mẹo dân gian xử lý khi trẻ bị táo bón
Có một cách xử lý trẻ bị táo bón tạm thời đó là các mẹo dân gian. Đây là những cách trị trẻ táo bón do người xưa truyền lại mà cha mẹ có thể áp dụng cho con.
Massage vùng bụng
Khi trẻ bị táo bón cha mẹ dùng tay nhẹ nhàng xoa theo đường tròn vào vùng bụng. Cách này sẽ giúp tăng tuần hoán máu, kích thích nhu động ruột hoạt động từ đó làm cho trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
Sử dụng nước mơ
Khi bị táo bón cha mẹ có thể cho bé uống nước ép mơ pha loãng cho trẻ. Quả mơ chứa rất nhiều các vitamin như: A, C, K và chất xơ cùng với axit hoạt tính giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa thức ăn, cải thiện táo bón.
Vừng đen
Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng vừng đen được sử dụng để chữa táo bón. Cha mẹ rang chín vừng đen sau đó xay nhuyễn rồi pha vào cháo hoặc bột cho trẻ ăn. Do hàm lượng chất xơ và chất dinh dưỡng trong vừng đen khác cao có hiệu quả rất tốt cho việc điều trị táo bón ở trẻ.
Trà bạc hà pha loãng
Cách này có thể áp dụng với những trẻ đã biết ăn dặm. Sau mỗi bữa ăn cha mẹ pha trà bạc hà với nước ấm cho bé uống. Bạc hà có tác dụng làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, nước ấm sẽ kích thích khả năng trẻ đi vệ sinh rât có lợi cho trẻ bị táo bón.
Mật ong
Đây là cách phổ biến và được nhiều cha mẹ áp dụng, cha mẹ có thể dùng cho bé từ 1 tháng tuổi trẻ lên. Sử dụng một tăm bông sạch nhúng vào mật ong, sau đó ngoáy vào lỗ hậu môn của trẻ tầm 1 cm, độ nóng của mật ong sẽ làm giãn nở hậu môn từ đó trẻ dễ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Táo bón tưởng chừng như một bệnh lý đơn gian nhưng nếu không để ý và để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Mong rằng cách xử lý khi trẻ bị táo bón mà Dược Phẩm Hoàng Hà vừa cung cấp sẽ giúp ích được trong quá trình chăm con khở mạnh của cha mẹ.
Đọc thêm:
– Đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ
–Top 9 thực phẩm giàu dha mẹ đừng bỏ qua
Thông tin liên hệ:
– Hotline: 1900 299 256
– Facebook:https://www.facebook.com/vichatchobe.official
– Website:https://vichatchobe.vn/